TÌM HIỂU TỪ A ĐẾN Z VỀ CHƯƠNG TRÌNH THỰC TẬP SINH TẠI NHẬT BẢN

Chương trình thực tập sinh tại Nhật Bản của KYOUEI trong thời gian gần đây nhận được rất nhiều sự quan tâm cũng như những thắc mắc từ người lao động. Có lẽ đây cũng là những băn khoăn của hàng nghìn người khi tìm hiểu về xuất khẩu lao động nói chung và xuất khẩu lao động sang xứ sở hoa anh đào nói riêng. Trong bài viết dưới đây, chúng ta sẽ cùng giải đáp những vấn đề này nhé. 

  1. Chương trình thực tập sinh tại Nhật Bản là chương trình gì?

Đây là chương trình dành cho các tu nghiệp sinh, giúp họ ứng dụng những kiến thức đã tích lũy vào công việc thực tế tại đất nước mặt trời mọc. Thời hạn hợp đồng dao động từ 3 đến 5 năm.

  1. Thu nhập người lao động sẽ nhận được là bao nhiêu? 

Tùy theo tính chất công việc, địa điểm làm việc mà người lao động sẽ nhận được mức lương khác nhau. Mỗi tỉnh sẽ có một mức lương tối thiểu riêng và chắc chắn lương mà người lao động nhận được sẽ cao hơn mức tối thiểu này. Bên cạnh đó, mức lương thực tế còn phụ thuộc vào lương cơ bản và trừ đi một số khoản phí như bảo hiểm, thuế, chi phí dành cho nhà ở, sinh hoạt, ăn uống hàng ngày,…

Hiện nay, thu nhập trung bình của người lao động khi tham gia chương trình này dao động từ 13 đến 15 man (tương đương khoảng 27 đến 32 triệu đồng/tháng.

  1. Có thể bảo lãnh vợ/chồng sang Nhật không?

Xứ sở hoa anh đào có điều kiện sống tốt, hệ thống cơ sở vật chất, hạ tầng hiện đại cùng nhiều chương trình phúc lợi dành cho người dân. Vì vậy, sống lâu dài tại đây là mong ước của không ít người, trong đó có lao động Việt Nam. Tuy nhiên, theo quy định, người lao động khi tham gia chương trình này không thể bảo lãnh vợ/ chồng sang Nhật theo diện visa gia đình được. Vì một số lý do sau:

Bản chất của chương trình là tạo cơ hội cho người lao động được tiếp cận với những tiến bộ khoa học kỹ thuật thông qua việc làm trực tiếp ở các công ty tại xứ sở hoa anh đào trong khoảng thời gian từ 3 đến 5 năm. Từ đó học hỏi những kiến thức, kinh nghiệm để áp dụng vào thực tế cuộc sống tại Việt Nam.

So với mức thu nhập chung tại xứ sở hoa anh đào, người lao động khi tham gia chương trình có thu nhập không cao, chưa thể mang lại một cuộc sống tốt cho người thân khi ở Nhật. Điều này sẽ gây gánh nặng và áp lực cho kinh tế của Nhật.

  1. Điều kiện đối với ứng viên: 
  • Độ tuổi: Từ 18 đến 28 tuổi
  • Trình độ: Tốt nghiệp THCS (cấp 3) trở lên
  • Sức khỏe tốt, không mắc bất cứ bệnh nào trong nhóm 13 bệnh cấm xuất khẩu lao động sang Nhật Bản
  • Không có tiền án tiền sự
  • Chưa từng xin visa đi Nhật Bản
  1. Quy định về thời gian làm việc như thế nào?
  • Thời gian làm việc: 8 tiếng/ngày, 40 tiếng/tuần
  • Chủ doanh nghiệp có thể quy định thời gian làm việc theo giờ, ngày hoặc tuần. Nếu làm việc theo tuần thì không được làm quá 10 giờ/ngày, 40 giờ/ tuần.
  • Bên cạnh đó, tùy theo tính chất công việc và tình hình hoạt động mà công ty có thể cho người lao động nghỉ vào giữa tuần và yêu cầu làm vào cuối tuần. Nếu thời gian làm việc của cả năm không vượt quá 2087 giờ thì doanh nghiệp không phải trả thêm tiền tăng ca.
  • Giờ làm việc ban đêm: 22h đến 6h sáng hôm sau.
  • Thời gian làm thêm: Không quá 50% số giờ làm việc bình thường trong 1 ngày. Trong trường hợp làm việc theo tuần, tổng số giờ làm việc bình thường và làm thêm không vượt quá 12 giờ/ngày.
  • Khi làm thêm vào ngày lễ, tết, ngày nghỉ: Không quá 12 giờ/ngày.
  1. Có thể xin chuyển công ty khi đang làm việc không?

Người lao động có thể xin chuyển công ty tiếp nhận, nhưng cần có lý do chính đáng:

  • Công ty tiếp nhận hiện tại bị phá sản hoặc không thể tiếp tục nhận thực tập sinh.
  • Công ty có những hoạt động bất chính: Không trả lương, ngược đãi lao động,…
  • Sức khỏe không cho phép, ảnh hưởng của thời tiết,…

Một số lý do như công việc vất vả, làm thêm ít,… sẽ không được chấp nhận. Nếu bạn tự ý chuyển sẽ vi phạm pháp luật và có thể bị trục xuất về nước.

  1. Sau khi về nước, người lao động có được đi du học Nhật tiếp không?

Sau khi kết thúc hợp đồng lao động, bạn có thể về nước và xin visa du học, nhưng phải có đủ các yêu cầu sau:

  • Hồ sơ xin visa lần 2 phải trùng khớp với lần 1.
  • Về nước trên 1 năm, kể từ thời điểm làm hồ sơ du học.
  • Có đủ một số giấy tờ: Xác nhận đã làm việc cho một công ty cùng ngành tại Nhật, giải trình lý do kết thúc hợp đồng.
  • Trình độ tiếng Nhật N4 trở lên.

Hy vọng rằng qua bài viết này của Kyouei, bạn sẽ có thêm những thông tin hữu ích liên quan đến chương trình thực tập sinh tại Nhật.

 

Bình luận